6 Sinh vật ngoại lai nguy hiểm tràn vào Việt Nam

Ngày đăng: 24-05-2019
 Sinh vật ngoại lại tràn vào Việt Nam  có sức “phá vỡ hệ sinh thái ở mức khủng khiếp”, có khả năng sinh sống, phát triển mạnh là mối nguy hiểm đến nền nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, môi trường tự nhiên. Cụ thể là 6 loại sinh vật: cây mai dương, ốc bưu vàng, ốc sên, lục bình, chuột hải ly, Rùa tai đỏ
 

Nguồn: ttxvn.com

Sinh vật ngoại lai là sinh vật du nhập từ nước ngoài vào nước ta, lan rộng của những sinh vật ngoại lai trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất cho hệ sinh thái, nền kinh tế của các quốc gia như: chiếm nơi sinh sống, có thể không gây hại hoặc gây hại đến hệ thực vật bản địa và  tạo nên sự mất cân bằng trong môi trường. Nếu như sinh vật ngoại lai phát triển mạnh, lây lan sang khu vực xung quanh. Sẽ gây nên nguy cơ tuyệt chủng một số loài, gây thiệt hại về xã hội, kinh tế và sức khỏe con người.

Sinh vật ngoại lai xâm hại có thể bao gồm các loài sinh vật ở tất cả các nhóm phân loại chính, như vi rút, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật bậc cao, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú được du nhập vào môi trường mới khác với nơi phân bố tự nhiên ban đầu của chúng và gây ra các thiệt hại về kinh tế, sức khỏe con người và môi trường. Ngăn chặn sinh vật ngoại lai rất tốn kém, cần nhiều thời gian và công sức

Một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại tiêu biểu ở Việt Nam

Cây mai dương

Cây mai dương  có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ và được du nhập vào châu Á từ cuối thế kỷ XIX. Đầu tiên chúng phát tán chậm và lần đầu được ghi nhận ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam vào năm 1979 tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Đến nay, cây mai dương đã xuất hiện khắp trong cả nước.

Mối đe dọa lớn nhất mà cây mai dương  là khả năng xâm lấn nhanh và chiếm lĩnh thay thế dần các thảm thực vật tự nhiên ở các vùng đất ngập nước như ở Vườn Quốc gia Tràm Chim. Việc mất thảm thực vật tự nhiên gây ra tác động tiêu cực đến các quần thể động vật tại chỗ, đáng chú ý nhất đối với khu hệ chim. Điều này càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng do các vùng đồng cỏ ở Tràm Chim là nơi sống của loài chim bị đe dọa toàn cầu, trong đó có Sếu đầu đỏ và Ô tác. Nhiều vùng trảng cỏ ở Tràm Chim và vùng kiếm ăn chính của Sếu cổ trụi, nay đã bị cây mai dương xâm lấn với mật độ dày đặc và không còn thấy Sếu nữa. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hậu quả là số lượng Sếu ở Tràm Chim giảm mạnh từ 600 — 800 cá thể vào giữa những năm 1990 đến nay chỉ còn ít hơn 100 cá thể vào năm 2003.


Nguồn: Thannien.vn

Ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng (ốc bươu vàng) là một loài thuộc nhóm ốc lớn có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cũng được nhiều nghiên cứu xác định là một trong những loài gây hại mạnh nhất ở Việt Nam. ốc bươu vàng được nhập vào Việt Nam từ trước năm 1975 ở miền Nam với vài cặp nuôi trong bể xi măng. Năm 1989, được nhập bằng nhiều cách khác nhau như một nguồn thực phẩm cung cấp cho người và động vật nuôi. ốc bươu vàng đã xâm nhiễm vào đồng ruộng ở Việt Nam và với điều kiện sinh thái phù hợp, chúng đã phát triển nhanh chóng, trở thành dịch hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa và rau muống. Hiện nay, ốc bươu vàng đã được ghi nhận ở hầu hết mọi miền đất nước.

Có thể nói ốc bươu vàng là một trong những dịch hại khó phòng trừ nhất và vẫn đang đe dọa sản xuất nông nghiệp ở nhiều vùng trồng lúa nước. Nhiều biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng như: nhặt và phá hủy ốc và trứng ốc bằng tay, sử dụng vịt và cá để diệt ốc con và trứng ốc, sử dụng các cây chứa chất độc trừ ốc bươu vàng, làm bẫy lá dẫn dụ, đào bẫy trên kênh dẫn nước vào ruộng, làm phên chắn ốc và trứng đầu mương nước, sử dụng phân bón thích hợp, điều tiết nước ruộng, đất gốc rạ sau thu hoạch.  Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều loại thuốc hóa học đã ảnh hưởng tới các loài động vật thủy sinh, làm nghèo đi sự đa dạng sinh học, nhất là cá, động vật là mồi cho các loài chim, ngay cả chính các loài ốc hến và các loài thân mềm nói chung có vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa vôi, làm giảm sức sinh sản và sức sống của nhiều loài chim.


Nguồn: vtv.vn

Ốc sên

Có nguồn gốc phân bố từ lục địa châu Phi và loài ốc cạn ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1960, đến nay đã trở thành sinh vật gây hại cây trồng cạn từ vùng đồng bằng cho đến miền núi. Hàng năm vào khoảng tháng 3 là mùa sinh sản của ốc sên. Ở một số nơi như đồng bằng và trung du Bắc bộ, Tây Nguyên, ốc sên đã gây thiệt hại cho các vườn chuối, vườn rau, đậu và các cây trồng khác.


Nguồn: vtv.vn
 

Lục bình

Bèo Nhật Bản được nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản vào năm 1902 với mục đích làm cảnh. Trong điều kiện thuận lợi, loài này có thể phát triển gấp đôi diện tích trong khoảng mười ngày và hiện đã phát triển phân bố rộng khắp tại các thủy vực nước ngọt ở Việt Nam.

Lục bình che phủ mặt nước, khi thối mục làm giảm ôxy hòa tan trong nước, dẫn đến làm chết cá và các loài thủy sinh khác. Cũng như các loài sinh vật ngoại lai xâm hại khác, bèo còn gây ra những hậu quả xấu đối với nền kinh tế. Bèo Nhật Bản không chỉ cản trở hoạt động giao thông đường thủy mà còn làm chậm dòng chảy, làm giảm khả năng phát điện, sức tưới tiêu và làm tăng kinh phí bảo trì các hồ chứa. Những năm gần đây, bèo Nhật bản phát triển mạnh, gây ra nhiều vấn đề lớn về cả môi trường và kinh tế.

Chuột hải ly

Chuột hải ly được nhập vào Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX với mục đích làm loài vật nuôi, tạo thu nhập bổ sung cho nông dân do nó cung cấp thịt để ăn, da và lông để xuất khẩu và ruột để sản xuất chỉ tự tiêu.

Rất may là Ốc sên 51 SỐ 3/2009 do được các nhà khoa học cảnh báo sớm, Cục Khuyến nông Khuyến lâm và Cục Thú y đã hành hành động kịp thời để ngăn chặn việc nhập loài này vào Việt Nam đã thành lập một tổ công tác để giải quyết các vấn đề liên quan đến Chuột hải ly. Tính đến cuối năm 2002, khoảng 4.000 con Chuột hải ly đã được tịch thu và tiêu hủy. Hiện nay, loài này được cho là đã được loại bỏ khỏi Việt Nam.

Rùa tai đỏ

Rùa tai đỏ được nhập vào Việt Nam để nuôi làm cảnh từ Nam Mỹ và hiện nay đã thoát ra ngoài tự nhiên. Đã bắt gặp Rùa tai đỏ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.Rùa tai đỏ là loài ăn tạp, thức ăn của chúng thay đổi theo lứa tuổi. Khi nhỏ chúng ăn thịt, lớn hơn chúng ăn thực vật. Đến khi trưởng thành chúng ăn tạp với bất kể động vật hay thực vật như: tảo, bèo tấm, các loài thực vật thủy sinh, nòng nọc, cá nhỏ, giáp xác.

Khi thoát ra ngoài thủy vực tự nhiên chúng đã sinh sôi và phát triển nhanh trong các thủy vực dẫn đến hiện tượng cạnh tranh quyết liệt với loài Rùa bản địa và gây tổn hại đến hệ sinh thái thủy vực đặc biệt là tính đa dạng sinh học.

Sinh vật ngoại lai là một loài xâm lấn gây nguy hiểm cho cả hệ sinh thái và con người. Chúng không phải là động vật bản địa tại Việt Nam, đồng thời đã bị nhà nước cấm buôn bán, vì thế các bạn cần cân nhắc kỹ trước khi có ý định mua - bán hay nuôi các loài sinh vật này. 


Kiến
Theo vietnamforestry.org.vn
Ý kiến bạn đọc
captcha
SẢN PHẨM KHUYẾN MÃI

Bàn chân sắt chữ U dài 1m2

680,000đ 750,000đ

Ghế phòng họp inox GHC24

380,000đ 480,000đ
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày: