Giải pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh cực hay với gừng tươi

Ngày đăng: 19-06-2019
Gừng là một loại dược liệu, gia vị rất thường thấy trong đời sống hàng ngày. Nhiều người đều biết điều đó nhưng không phải ai cũng hiểu rõ đặc tính, dược tính của nó và cách dùng gừng phòng và trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin này cho đọc giả, cùng tham khảo nhé.

Giải pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh cực hay với gừng tươi

 

Đặc tính và dược tính của gừng tươi

Nghiên cứu đã chứng minh, trong gừng tươi có các hoạt chất như tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột, axit amin, axit nicotinic, axit citric, axit ascorbic, protein, chất béo, thiamin, riboflavin, carotenes, chất xơ thô và canxi, phốt pho, sắt... có giá trị dinh dưỡng khá cao.

Củ gừng có vị cay và hương thơm đặc biệt, có thể dùng để điều vị thêm hương, là thứ gia vị vô cùng hấp dẫn và không thể thiếu trong cuộc sống. Gừng có thể ăn sống, có thể nấu chín, có thể ngâm, ngâm muối, ngâm chua, có thể gia công thành nước gừng, bột gừng, rượu gừng, gừng khô, có thể chiết xuất sản xuất hương liệu...

Gừng sống ngọt, cay nhưng ấm, trong đông y có công dụng tán hàn ôn trung, phát hãn, làm ấm tỳ vị, chống nôn, sát khuẩn, giảm đau, chống viêm, còn có thể thư giãn mao mạch, tăng cường tuần hoàn máu, kích thích dạ dày hỗ trợ tiêu hóa.

Gừng tươi có thể dùng khi "phòng hàn tà nhiệt, nghẹt mũi, nôn mửa, long đờm". Gừng khô thích hợp dùng khi " tỳ vị hư hàn, đau bụng do lạnh, trướng bụng, thổ tả, phòng tà tiêu độc, cầm máu...".
 

Đặc tính và dược tính của gừng tươi

Gừng phòng nhiễm lạnh, cảm cúm cực hay

Người xưa có câu: "Sáng sớm ăn gừng, như ăn nhân sâm; buổi tối ăn gừng chẳng khác gì ăn thạch tín (sáng ăn gừng có lợi, tối ăn gừng có hại)". Quả thật, theo đông y, gừng tán hàn ôn trung, giúp ra mồ hôi, làm ấm cơ thể. Dùng gừng làm trà, nấu nước uống, pha nước gừng mật ong… đều là cách tốt để phòng và trị cảm cúm. Nhất là khi trở trời, sang thu hay bị mắc mưa, uống một ly trà gừng ấm áp không chỉ giúp cơ thể ấm lên mà còn giúp bạn tránh khỏi nguy cơ cảm lạnh, ho, sổ mũi.


Gừng phòng nhiễm lạnh, cảm cúm cực hay

Phòng và trị bệnh răng miệng bằng gừng tươi

Trị lở loét khoang miệng: dùng nước gừng tươi thay trà để uống và súc miệng thường xuyên, khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày, sẽ có hiệu quả bất ngờ, khoảng 60 - 90% vết lở loét đều biến mất.

Viêm nha chu: thường xuyên dùng nước trà tươi nóng để súc miệng hoặc uống đều có hiệu quả chữa trị bệnh viêm nha chu. Nên uống hoặc súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Nếu cổ họng bị rát, ngứa hoặc đau có thể cho thêm chút muối ăn vào hòa tan và uống nóng, mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần.

Phòng ngừa và trị sâu răng: mỗi buổi sáng và tối kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày có tác dụng bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.
 

Phòng và trị bệnh răng miệng bằng gừng tươi

Gừng tươi giúp bảo vệ đường tiêu hóa của bạn

Khi ăn quá nhiều đồ ăn có tính hàn, bạn sẽ dễ mắc phải các căn bệnh liên quan đến tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,… Lúc này, nếu có sẵn gừng trong bếp thì bạn có thể tận dụng nguyên liệu này để giảm nhanh cơn khó chịu mà không cần phải mua thêm thuốc.

Uống một cốc nước gừng nóng sẽ giúp cơ thể bạn tăng quá trình vận chuyển thức ăn giúp tiêu hóa dễ dàng mà không gây co thắt quá mức. Ngoài ra, enzym trong gừng còn có tác dụng phân hủy protein thành các amino acid, loại bỏ chuỗi peptit lạ chống dị ứng thức ăn.

 Gừng tươi giúp bảo vệ đường tiêu hóa của bạn

PTP
Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
captcha
SẢN PHẨM KHUYẾN MÃI

Bàn chân sắt chữ U dài 1m2

680,000đ 750,000đ

Ghế phòng họp inox GHC24

380,000đ 480,000đ
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày: