Ý nghĩa phong thủy của cây huyết dụ. Ai thích hợp trồng cây huyết dụ?

Ngày đăng: 26-08-2019
Huyết dụ là một trong những loài cây phong thủy ưa thích của nhiều người. Cây dễ trồng và thích nghi tốt trong nhiều hoàn cảnh sinh trưởng nên có thể trồng ngoài sân, trong nhà hay trong văn phòng máy lạnh.
 
Bài viết giới thiệu về đặc điểm và ý nghĩa phong thủy của loại cây này cũng như gợi ý ai thích hợp trồng chúng. Cùng tham khảo để có sự lựa chọn cây cảnh hợp phong thủy nhất nhé!

Đặc tính và ý nghĩa phong thủy của cây huyết dụ

Cây huyết dụ hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như huyết dụ lá đỏ, cây phát dụ, cây thiết dụ hay cây long huyết. Cây có tên khoa học là Cordyline terminalis thuộc họ Liliaceae (họ hành). Cây có nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới. Ngày nay, cây này có mặt tương đối phổ biến tại Việt Nam.
 

Ý nghĩa phong thủy của cây huyết dụ. Ai thích hợp trồng cây huyết dụ?

Cây thân gỗ, mảnh, chiều cao có thể lên đến 3m nếu trồng trong vườn. Thân cây không phân nhánh có nhiều đốt sẹo như họ cau dừa. Lá có màu xanh đen, viền ngoài đỏ tía. Hoa mọc thành từng cụm ở phần ngọn, cánh màu trắng, mặt ngoài màu tía với kích thước 1.25cm.

Huyết dụ là giống cây ưa sáng hoặc chịu bóng một phần. Vì vậy, nên trồng cây ở nơi có ánh sáng đều đủ và nhiều nước. Tuy nhiên, không nên để cây dưới ánh nắng trực tiếp từ mặt trời sẽ khiến cây sẽ bị héo. Ngược lại, nếu cây trồng thiếu ánh sáng thì lá thường không sặc sỡ. Cũng bởi thế mà loại cây này rất thích hợp trồng trong phòng khách gia đình, đại sảnh công ty, văn phòng làm việc…
 

Ý nghĩa phong thủy của cây huyết dụ. Ai thích hợp trồng cây huyết dụ?

Về ý nghĩa phong thủy, người ta cho rằng cây huyết dụ đem lại sự may mắn cho gia chủ. Cụ thể, nó có tác dụng giữ của, tài lộc nên thích hợp trồng trong nhà. Ngoài ra, nó còn có khả năng xua đuổi tà ma tấn công. Đồng thời, bản thân cây huyết dụ còn có nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích như điều hoà kinh nguyệt, phong thấp, bệnh trĩ...

Những ai thích hợp trồng cây huyết dụ

Đầu tiên, những người mệnh Hỏa thích hợp trồng cây huyết dụ nhất. Bởi cây huyết dụ có lạ màu đỏ, tía, là màu đại diện cho hành Hỏa. Khi người mệnh Hỏa trồng huyết dụ trên bàn làm việc hoặc phòng khách trong nhà sẽ có thể giúp lưu thông các dòng sinh khí, mang lại vận may và nhiều điều tốt đẹp cho chủ nhân.
 

Ý nghĩa phong thủy của cây huyết dụ. Ai thích hợp trồng cây huyết dụ?

Ngoài ra, do Hỏa sinh Thổ cho nên những người mệnh Thổ cũng có thể sử dụng loại cây cảnh phong thủy này để bổ trợ và củng cố phong thủy trong văn phòng, thúc đẩy sự lưu thông dòng sinh khí, tránh sự tù túng và mang đến tài lộc cùng nhiều cơ hội mới.

Ngược lại, do Hỏa khắc Kim nên những người mệnh Kim nên tránh trồng huyết dụ hay những loại cây thuộc hành Hỏa để không mang về điềm xấu và hạn chế vận may của chính bản thân. Thêm nữa, người mệnh Mộc nếu muốn phát đạt thì cũng nên tránh các cây hành Hỏa, do Mộc sinh Hỏa nên trồng cây hành này có thể khiến vận khí của bạn bị suy giảm đi.
 

Ý nghĩa phong thủy của cây huyết dụ. Ai thích hợp trồng cây huyết dụ?


PTP
Ý kiến bạn đọc
captcha
SẢN PHẨM KHUYẾN MÃI

Bàn chân sắt chữ U dài 1m2

680,000đ 750,000đ

Ghế phòng họp inox GHC24

380,000đ 480,000đ
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày: